Bệnh mỡ máu có nguy hiểm không & cách xử trí kịp thời nhất
“Bệnh mỡ máu có nguy hiểm không?” là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Để trả lời thắc mắc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây! Nội dung bài viết đề cập đến mức độ nguy hiểm của máu nhiễm mỡ và các dấu hiệu, cách xử trí kịp thời nhất để giảm biến chứng nguy hiểm.
1. Bệnh mỡ máu nguy hiểm thế nào?
Mặc dù, bệnh máu nhiễm mỡ không trực tiếp gây tử vong nhưng hệ lụy để lại rất nghiêm trọng. Nó là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng sau đây:
Bệnh lý tim mạch:
Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim. Tình trạng này là do lượng cholesterol máu nhiều, bám vào thành mạch và tạo ra các mảng xơ vữa. Do vậy, máu khó lưu thông, không vận chuyển oxy đến tim. Nếu kéo dài, tim sẽ bị tổn thương và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Biến chứng đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Nếu không cấp cứu kịp thời, tính mạng người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng.
Tình trạng này xảy ra là do sự hình thành các mảng xơ vữa trên thành mạch. Chúng làm hẹp mạch máu, giảm lưu thông tuần hoàn. Vì vậy, quá trình vận chuyển máu lên não bị cản trở. Não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng nuôi các tế bào. Nếu kéo dài, các tế bào não chết dần, nó ảnh hưởng đến vận động, tư duy và thậm chí là tử vong.
Đột quỵ được phân chia thành 2 loại:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm phần lớn trong tổng số ca đột quỵ hiện nay. Hiện tượng này xảy ra là do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, cản trở máu lên não.
- Đột quỵ do xuất huyết: Là tình trạng mạch máu bị vỡ, gây xuất huyết não.
Huyết áp cao
Khi mỡ máu tăng cao, việc hình thành mảng xơ vữa cũng tăng lên. Chúng bám trên thành mạch và làm hẹp đường lưu thông tuần hoàn. Do vậy mà áp lực của máu lên thành mạch càng cao.
Gan nhiễm mỡ
Gan giữ vai trò chuyển hóa lipid trong cơ thể. Trong khi đó, lượng mỡ trong máu tăng cao, khiến gan không thể chuyển hóa được hết. Hệ lụy của nó là tình trạng tích trữ chất béo tại gan hay còn gọi là gan nhiễm mỡ. Nếu kéo dài, gan sẽ suy giảm chức năng và gây ra nhiều bệnh lý.
Giảm chức năng sinh lý
Theo thống kế, có đến 80% nam giới bị tăng cholesterol máu xuất hiện biểu hiện rối loạn cương dương. Không chỉ vậy, mỡ máu cao còn làm giảm ham muốn của nữ giới. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến đời sống sinh dục.
Ảnh hưởng đến hệ nội tiết
Cholesterol có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của một số hormone như estrogen, testosterone, cortisol. Vì vậy, khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, nồng độ hormone cũng tăng lên. Do vậy mà dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết.
2. Dấu hiệu phát hiện bệnh mỡ máu giai đoạn nguy hiểm
Với mỗi biến chứng sẽ có những dấu hiệu phát hiện sớm khác nhau.
Biến chứng mạch vành
Hệ lụy: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.
Dấu hiệu nhận biết sớm:
- Đau thắt ngực: Do thiếu máu đến cơ tim, xuất hiện nhiều hơn khi hoạt động gắng sức.
- Khó thở: Có thể độc lập hoặc xuất hiện cùng đau thắt ngực.
- Đau các bộ phận lân cận: Cánh tay, cổ,…
- Tim đập nhanh.
- Khác: Buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, đau đầu,…
Đột quỵ
- Tay, chân, mặt có cảm giác tê, khó chịu, yếu hoặc mất vận động một bên cơ thể đột ngột.
- Giảm thị lực.
- Ảnh hưởng đến khả năng nói, phát âm.
- Đau đầu dữ dội.
- Có thể có dấu hiệu của thiếu máu não trước cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
- Tắc mạch ngoại biên
- Tê bì, đau nhức chân tay.
- Chuột rút, đi lại khó khăn.
- Cảm giác bỏng rát ngón chân.
- Nặng:
- Xuất hiện loét ở chân.
- Hoại tử một bên tay hoặc chân.
3. Cách xử trí với biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu
3.1. Biện pháp không dùng thuốc
Kiểm soát nồng độ mỡ máu là cách để giảm thiểu biến chứng. Vì vậy, thay đổi lối sống là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe người bệnh. Những biện pháp được khuyến nghị sau đây:
Chế độ ăn khoa học:
Những thực phẩm nên ăn:
- Chất xơ và vitamin: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Axit béo chưa no: Omega 3, 6 có nhiều trong dầu cá, vừng, cá,…
- Thịt trắng: Thịt gia cầm như gà, vịt, ngan,…
- Nước: Người bệnh nên sử dụng ngày 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Những thực phẩm nên tránh sử dụng:
- Chứa hàm lượng cholesterol, chất béo no cao: Thịt đỏ, đồ ăn nhanh, chiên xào dầu mỡ…
- Đồ uống có ga, cồn: Rượu, bia, nước ngọt.
- Đường: Bánh, kẹo, đồ uống nhiều đường.
- Muối: Đồ ăn chế biến sẵn, dưa muối, cà muối,…
Tăng cường vận động: Thể dục thể thao hàng ngày giúp giảm cholesterol xấu trong máu. Đồng thời, nó còn làm tăng HDL (cholesterol tốt) và nâng cao sức khỏe.
Chuyên gia khuyến nghị, bạn nên tập thể dục 5 lần mỗi tuần và duy trì 30 phút trong một lần tập. Bạn có thể lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng của mình như: đi bộ, chạy, đạp xe, tập thể hình (gym) hay chơi một môn thể thao mà bạn yêu thích để tăng động lực tập.
Từ bỏ thuốc lá: Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng của mỡ máu, đặc biệt là tim mạch. Vì vậy bỏ thuốc là vừa kiểm soát nồng độ cholesterol, vừa giảm các biến chứng cho người bệnh.
3.2. Biện pháp dùng thuốc
Hiện nay có 3 loại thuốc được các bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh máu nhiễm mỡ.
Statin
Nhóm thuốc statin được chỉ định trong điều trị hạ cholesterol máu. Bên cạnh đó, statin giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa, hạ huyết áp và ngăn nguy cơ biến chứng tim mạch.
Một số loại thuốc như:
- Simvastatin.
- Lovastatin.
- Atorvastatin.
- Rosuvastatin.
Fibrat
Đây là một thuốc điều trị máu nhiễm mỡ với tác dụng giảm LDL, triglyceride và tăng HDL. Fibrat có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với thuốc điều trị mỡ máu khác như statin.
Một số thuốc:
- Fenofibrate.
- Ciprofibrate.
- Bezafibrate.
Niacin
Niacin là vitamin B3 có tác dụng giảm mỡ máu. Tuy nhiên đáp được điều trị của nó không cao. Vì vậy, nó được kê kết hợp cùng với các thuốc hạ mỡ máu khác như statin hay fibrate.
Để kiểm soát mỡ máu, bạn cần áp dụng nhiều biện pháp để có hiệu quả. Và đây là một bệnh nguy hiểm, người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết sớm để giảm các nguy cơ biến chứng hiệu quả.
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
-
Chưa xem sản phẩm nào