Bệnh tiểu đường và mỡ máu: Mối quan hệ & 4 cách điều trị
Bệnh tiểu đường và mỡ máu đều là những căn bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Theo trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, có từ 70-90% bệnh nhân mắc tiểu đường typ 2 có kèm rối loạn mỡ máu.
Vậy tiểu đường và bệnh mỡ máu có mối quan hệ với nhau như thế nào? Có những phương pháp trị liệu nào để hạn chế sự phát triển của bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi.
1. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới mỡ máu
Nguyên nhân bệnh tiểu đường dẫn tới mỡ máu cao:
- Dưới sự tác động của insulin, glucose trong máu sẽ được chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan. Trên bệnh nhân mắc tiểu đường typ 2, lượng glucose và nồng độ insulin trong máu đều tăng cao, làm cho lượng glycogen trong gan cũng tăng theo. Gan có khả năng dự trữ một lượng glycogen nhất định, vượt ngoài khoảng này, glucose sẽ tham gia vào các chu trình chuyển hóa tạo thành lipid và giải phóng vào máu, gây bệnh mỡ máu.
- Bên cạnh đó đường máu tăng cao có thể làm tổn thương thành mạch máu, làm cho các hạt lipid dễ dàng bám dính vào thành mạch hơn, gây xơ cứng, vôi hóa, thu hẹp mạch máu.
Cách phòng ngừa mỡ máu cho bệnh nhân tiểu đường:
- Tăng cường tập thể dục thường xuyên để đốt cháy lượng mỡ thừa, thúc đẩy các quá trình chuyển hóa, tiêu hao năng lượng, tạo nên một cơ thể khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng.
- Giảm thức ăn có chứa nhiều chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, phủ tạng, các thức ăn chiên rán,… Cùng với đó, trong khẩu phần ăn nên tăng cường rau xanh, chất xơ, thực phẩm chứa nhiều vitamin (hoa quả, cải xoăn, các loại cá),…
- Kiểm tra mỡ máu, đường huyết thường xuyên để kiểm soát cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như điều trị được hợp lý nhất.
2. Ảnh hưởng của mỡ máu cao tới bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh mỡ máu cao dẫn tới tiểu đường: HDL – cholesterol có tác dụng kích thích sự bài tiết insulin của tế bào beta đảo tụy và điều chỉnh sự hấp thu glucose trong cơ xương. Trên bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu có chỉ số HDL – cholesterol giảm sẽ hạn chế sự tiết insulin từ tế bào beta đảo tụy, làm đường huyết tăng cao và gây nên bệnh tiểu đường.
Cách phòng ngừa tiểu đường ở người mỡ máu cao:
- Giảm đường và tinh bột trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn các loại bánh ngọt, nước có gas, các món ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời nên tăng cường ăn rau xanh và bổ sung chất xơ cho cơ thể.
- Tăng cường vận động: Dành ra 30 phút tập luyện mỗi ngày giúp bạn tăng cường lưu thông máu, giải phóng năng lượng dư thừa, tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe. Có thể lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào bạn yêu thích, phù hợp với bản thân như đi bộ, cầu lông, bóng chuyền,…
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên để kiểm soát hiệu quả điều trị và phát hiện sớm những tiến triển bất lợi của bệnh sớm nhất có thể.
3. Rối loạn mỡ máu và tiểu đường bệnh nào nguy hiểm hơn
Rối loạn mỡ máu và tiểu đường đều là những bệnh nguy hiểm, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa tới sức khỏe con người.
Biến chứng bệnh tiểu đường
- Cấp tính:
- Hạ đường huyết đột ngột do thuốc.
- Hôn mê.
- Mãn tính:
- Biến chứng tim mạch: cao huyết áp, tăng mỡ máu, tắc mạch ngoại vi.
- Suy thận, tổn thương thận.
- Tổn thương mao mạch đáy mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
- Biến chứng nhiễm trùng.
Biến chứng rối loạn mỡ máu
- Xơ vữa động mạch: Lipid tích tụ bám dính trong lòng mạch gây xơ cứng, hẹp mạch máu.
- Nhồi máu cơ tim: Các mảng xơ vữa long ra, di chuyển và làm tắc nghẽn mạch vành nuôi tim.
- Tai biến mạch máu não: xơ vữa gây tắc mạch, máu không lưu thông được lên não.
- Cao huyết áp: Các mảng xơ vữa bám vào thành mạch, làm hẹp lòng mạch, gây tăng huyết áp.
- Gan nhiễm mỡ: Do lượng cholesterol dư thừa tích lũy lại.
- Thay đổi sinh lý: Do tăng lượng hormon tổng hợp từ cholesterol như estrogen, cholesterol, corticoid.
- Đau, tê bì chân, tay, sa sút trí tuệ, sỏi mật, tiểu đường, viêm tụy cấp.
4. Cách chữa bệnh tiểu đường và mỡ máu
4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều omega3: Các loại cá (cá thu, cá trích, cá cơm, trứng cá muối,…), hạt chia, quả óc chó, đậu nành,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Lê nguyên vỏ, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, yến mạch, chuối, rau chân vịt, gạo lứt, trái vả, các loại đậu,…
- Các loại rau xanh: Rau bina, súp lơ xanh, xà lách, măng tây, cải xoăn, đậu Hà Lan,…
Thực phẩm nên tránh:
- Thực chứa nhiều chất béo xấu: Các sản phẩm từ động vật (thịt mỡ, nội tạng), khoai tây chiên, các loại thức ăn nhanh, đóng hộp,…
- Đồ ngọt: Các loại chứa hàm lượng đường cao như bánh quy, kẹo, bánh ngọt, đồ uống có gas,…
- Đồ ăn chứa nhiều tinh bột: Cơm, các loại bánh tẻ, bánh nếp, lúa mì, ngũ cốc, khoai, sắn,…
4.2. Tăng cường vận động, tập luyện thể dục
Vận động, tập thể dục là một phần tất yếu và rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa hoặc làm chậm lại tốc độ tiến triển của các bệnh lý tim mạch (xơ vữa động mạch, nhồi máu não, đau thắt ngực,…), giảm stress và các áp lực trong cuộc sống, giảm tốc độ lão hóa của cơ thể. Việc duy trì vận động thường xuyên và đều đặn sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
4.3. Nói không với rượu bia, thuốc lá
Rượu, bia được chuyển hóa chủ yếu qua gan thành các chất không còn hoạt tính để đào thải ra ngoài cơ thể. Khi dung nạp một lượng cồn quá lớn vào cơ thể, vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, các chất này sẽ tác động làm tổn thương gan, xơ hóa gan, ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa, vận chuyển lipid cũng như việc điều hòa lượng đường trong máu.
Trong thuốc lá có chứa nicotin là một chất chính gây nên các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tăng nhịp tim, làm co mạch, xơ cứng thành mạch. Các bệnh này sẽ đặc biệt trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc lá thường xuyên trên các đối tượng bị mỡ máu cũng như đang mắc bệnh đái tháo đường.
Nói không với rượu bia, thuốc lá, hạn chế tối đa các yếu tố có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh máu nhiễm mỡ cùng với đái tháo đường mà bạn đang mắc phải.
4.4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, mỡ máu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, mỡ máu hiệu quả, ít để lại tác dụng không mong muốn hơn so với các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu như nhóm fibrat, statin hay thuốc điều trị tiểu đường như nhóm biguanid, sulfonylurea.
Viên hỗ trợ giảm mỡ máu Lipitrix là một thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiệu quả đã được kiểm chứng và dành được sự tin dùng của mọi người trong việc làm giảm mỡ máu trên nền đối tượng mắc mỡ máu kèm đái tháo đường.
Địa chỉ văn phòng: 263/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 0901 33 76 76
Email: lipitrix@gmail.com
Website: lipitrix.com
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
-
Chưa xem sản phẩm nào